20-03-16, 11:20 AM #1
Mặc dù các vấn đề về hiệu suất chủ yếu liên quan đến cấu hình phần cứng nhưng cũng có vài điều bạn có thể làm trên phần mềm để giảm áp lực lên các phần cứng và làm cho thiết bị Android hoạt động nhanh hơn đáng kể. 1. Vô hiệu hóa Live Wallpaper (ảnh động) Bạn cần phải biết rằng sự mượt mà và kiểu cách không bao giờ đi cùng nhau trên một thiết bị Android có cấu hình thấp. Nếu bạn muốn ưu tiên sự mượt mà, bạn nên vô hiệu hóa tất cả các hình nền động và các hiệu ứng trên thiết bị. Bằng cách nhấn và giữ màn hình chính một vài giây, một khung điều khiển sẽ xuất hiện và bạn nên chọn mục Wallpapers thay vì Live Wallpapers để lấy hình nền tĩnh. Tắt hình nền động 2. Chỉ cài đặt các ứng dụng cần thiết Mặc dù Google Play Store có hàng triệu ứng dụng miễn phí tuy nhiên đối với các thiết bị có cấu hình khiêm tốn từ bạn chỉ nên tải về các ứng dụng mà bạn cần. Đa số các ứng dụng trên Android đều được cài đặt trong một bộ nhớ đặc biệt gọi là ROM, nếu bạn cứ cài hàng loạt các ứng dụng không cần thiết, nó sẽ làm giảm tính thống nhất của bộ nhớ và làm cho máy chạy chậm. Di chuyển ứng dụng sang thẻ nhớ Một trong những lời khuyên dành cho bạn là bạn nên vào Settings (Cài Đặt), vào phần Apps (Ứng dụng) bấm chọn từng ứng dụng và chuyển hết những úng dụng không dùng thường xuyên sang thẻ nhớ. Hoặc để triệt để hơn, bạn nên lưu mọi file apk cài đặt của ứng dụng lên thẻ nhớ và chỉ cài nó khi cần sử dụng, nếu không dùng nữa thì hãy gỡ bỏ chúng và vẫn giữ lại file apk. 3. Vô hiệu hóa đồng bộ dữ liệu nền Một trong những ưu điểm của thiết bị Android là nó có thể thường xuyên tự động đồng bộ mọi thông tin của bạn trên một số ứng dụng như Facebook, Dropbox hay các tài khoản Gmail, Yahoo của bạn khi bạn kết nối mạng. Tuy nhiên quá trình này có thể khiến thiết bị chạy ì ạch và tốn pin. Do đó bạn có thể vô hiệu hoá chúng. Bằng cách vào Settings (Cài Đặt) chọn mục Data usage (Dung lượng dữ liệu) bạn sẽ thấy một biểu đồ dữ liệu mà thiết bị của bạn đã dùng, nhìn lên góc trên bên phải của biểu đồ này, bạn sẽ thấy ba dấu chấm xếp hàng dọc, nhấn vào chúng, bỏ chọn ô Auto-Syn Data (Tự động đồng bộ dữ liệu), như vậy thiết bị của bạn đã tắt đi tính năng tự đồng bộ khi kết nối mạng.
Tắt đồng bộ dữ liệu Ngoài ra bạn cũng có thể vào mục Accounts (Tài khoản) có sẵn trong mục Settings bấm chọn từng tài khoản Gmail hay Yahoo mà bạn đã thêm vào đây lúc đầu và bỏ đánh dấu tất cả các ô trong đây. Tắt đồng bộ trong tài khoản 4. Xoá bộ nhớ Cache Ngoài việc chiếm bộ nhớ ROM khi cài đặt, một số ứng dụng sẽ chiếm luôn cả bộ nhớ đệm cahce của thiết bị và đây là nguyên nhân khiến cho thiết bị Android sau một thời gian chạy chậm đi nhiều. Bạn nên thường xuyên xoá bộ nhớ cache này để tăng tốc cho thiết bị Android. Có một ứng dụng khá tốt để làm việc này là App Cache Cleaner. App Cache Cleaner
Sau khi cài đặt ứng dụng này, bạn có thể xoá sạch bộ nhớ cache của mọi ứng dụng trên máy trong giây lát. Còn nếu như bạn không muốn “huỷ diệt” hàng loạt như vậy, bạn có thể vào mục Apps (Ứng dụng), nhấn chọn từng ứng dụng vào chọn Clear Cache (xoá bộ nhớ cache).